Nhặt ve chai nuôi vợ con bị bệnh tâm thần
Theo Reuters, chính quyền thành phố Buriticupu của Brazil đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi những hố sụt khổng lồ sâu tới nhiều mét gần đây xuất hiện tại khu vực.Thành phố có 55.000 dân và nhà cửa của khoảng 1.200 người trong số đó có nguy cơ bị nuốt chửng."Trong vài tháng qua, kích thước của các hố sụt đã tăng theo cấp số nhân, tiến gần hơn đáng kể đến nơi cư trú", theo sắc lệnh khẩn cấp do chính quyền thành phố ban hành vào đầu tháng này cho biết về các hố sụt. Theo đó, một số tòa nhà đã bị phá hủy.Người dân Buriticupu đã chứng kiến những vấn đề địa chất trong 30 năm qua, khi các trận mưa gây xói mòn nền đất cát, bên cạnh việc phá rừng và xây dựng thiếu quy hoạch.Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi những trận mưa ngày càng lớn hơn như hiện nay, theo nhà địa lý Marcelino Farias, giáo sư tại Đại học Liên bang Maranhao (Brazil).Ông Antonia dos Anjos (65 tuổi, đã sống ở Buriticupu trong 22 năm), lo ngại rằng sẽ sớm xuất hiện thêm nhiều hố sụt. "Mối nguy hiểm đang ở ngay trước mắt chúng tôi và không ai biết hố này đã mở ra từ đâu ở bên dưới",ông Anjos cho biết.Lãnh đạo Sở Công chính Buriticupu Lucas Conceicao cho biết rõ ràng là thành phố không có khả năng tìm ra giải pháp cho tình trạng hố sụt phức tạp. "Những vấn đề này bao gồm từ quá trình xói mòn đến việc di dời những người ở trong khu vực có nguy cơ", ông nói.Cuốn sổ tố Hải Idol 'phân công từng người khai báo gì' khi công an xét hỏi
Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm GPLX có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025 được người tham gia giao thông quan tâm vì mức phạt vi phạm tăng nặng với nhiều lỗi vi phạm.Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều gia đình đi ô tô về quê cũng như tài xế chạy xe đường dài mới bất ngờ khi CSGT dừng xe, kiểm tra số người trên xe và nhắc nhở, tuyên truyền. Anh Nguyễn Đức An (40 tuổi, ngụ TP.HCM) chạy xe 7 chỗ chở 7 người từ TP.HCM về Nha Trang ăn tết kể: Khi dừng xe kiểm tra giấy tờ, CSGT đã đếm số người trên xe và nhắc nhở: "Tài xế lưu ý nha, không được chở quá số người so với đăng ký xe nha, quá 1 người cũng không được", sau đó CSGT mời tiếp tục di chuyển. Tương tự, ông Minh (50 tuổi) - tài xế chạy tuyến TP.HCM - Đắk Lắk bị CSGT kiểm tra, lập biên bản vì quá 1 người so với số giường nằm trên đăng ký xe. Tài xế thắc mắc: "Trước đây, xe 7 chỗ được chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ mới bị CSGT phạt. Tài xế chúng tôi hiểu nôm na là chở quá số người trên 10% mới bị phạt. Nhưng quy định của Nghị định 168 thì quá 1 người cũng bị phạt".Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, trước đây, Nghị định 100/2019 quy định, tùy theo loại xe ô tô bao nhiêu chỗ ngồi thì xe đó được phép chở bấy nhiêu người (không tính chỗ ngồi của tài xế ô tô). Theo đó, có thể hiểu, xe dưới 10 chỗ ngồi được phép chở quá 1 người, từ người thứ 2 sẽ bị phạt. Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ được phép chở quá 2 người, từ người thứ 3 sẽ bị phạt. Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ được phép chở quá 3 người, từ người thứ 4 sẽ bị phạt. Xe trên 30 chỗ được phép chở quá 4 người, từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, quy định này đã được bãi bỏ theo Nghị định 168/2024.Vị CSGT thông tin, quy định hiện nay, xe ô tô chở quá số người so với số chỗ đăng ký là vi phạm. Cụ thể, Điều 20 Nghị định 168/2024 quy định, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở (trừ xe buýt). Bên cạnh đó, tài xế bị trừ 4 điểm GPLX nếu vượt 50 - 100% hoặc trừ 10 điểm GPLX nếu chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện.Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách (kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, hợp đồng) chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm chở quá số người quy định được phép chở. Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.Ngoài phạt người điều khiển, chủ xe cũng bị phạt tiền từ, số tiền phạt có quy định cụ thể trên mỗi người vượt quá với chủ xe là tổ chức hoặc cá nhân cho lộ trình dưới 300 km hoặc trên 300 km. Trường hợp chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện thì bị tịch thu phương tiện.
Mẹ làm công nhân mong con thi đậu bác sĩ đa khoa
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Bình Định tổ chức lễ kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Theo thông tin được công bố, dự án mới của Trina Solar Cell có tổng mức đầu tư 454 triệu USD (khoảng 11.000 tỉ đồng) tại Khu công nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên), trên diện tích 141.000 m2. Dự kiến, dự án được khởi công xây dựng trong tháng 5, hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 3.2025, quy mô sản xuất trên 11.500 tấn thanh silic đơn tinh thể/năm; 555 triệu sản phẩm tấm silic đơn tinh thể và 560 triệu tấm pin năng lượng mặt trời/năm.